6 tính năng tốt nhất của iOS 14 mà bạn nên thử trên iPhone
(XHTT) – Nếu iPhone của bạn đã cập nhật lên iOS 14 hoặc cao hơn thì dưới đây là 6 tính năng tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua.
1. Gắn thẻ ai đó trong cuộc trò chuyện văn bản
Bản cập nhật của Apple đối với ứng dụng Messages chủ yếu tập trung vào các cuộc trò chuyện iMessage nhóm và giờ đây bạn có thể gắn thẻ ai đó trong cuộc trò chuyện khi muốn thu hút sự chú ý của họ, tính năng này đặc biệt hữu ích khi làm việc nhóm, ngoài ra còn có thể trả lời trực tiếp tin nhắn và tạo chuỗi trong cuộc trò chuyện của bạn.
![]() |
Cách thực hiện: Để gắn thẻ ai đó trong cuộc trò chuyện nhóm khá đơn giản, chỉ cần gõ ký hiệu @ theo sau là tên của họ khi trò chuyện. Để trả lời nội dung của một tin nhắn chỉ cần nhấn và giữ tin nhắn và chọn Reply.
2. Ghim cuộc trò chuyện vào đầu tin nhắn
Ghim cuộc trò chuyện lên đầu ứng dụng Messages giúp bạn không phải cuộn qua danh sách dài danh bạ và các cuộc trò chuyện nhóm để tìm danh bạ yêu thích của mình. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn có các nhóm quan trọng như nhóm gia đình hoặc bạn thân mà bạn nói chuyện hàng ngày.
![]() |
Cách thực hiện: Bạn có thể ghim một danh bạ hoặc cuộc trò chuyện nhóm vào đầu danh sách cuộc trò chuyện của mình bằng cách vuốt sang phải trên bất kỳ cửa sổ hội thoại nào. Ghim các số liên lạc hoặc cuộc trò chuyện yêu thích của bạn lên đầu ứng dụng Tin nhắn.
3. Apple đã có ứng dụng Translate riêng
Thay vì phải sử dụng ứng dụng Google Translate trên iPhone, iOS 14 có một ứng dụng Translate tích hợp cho phép bạn chuyển đổi văn bản và thậm chí tổ chức các cuộc trò chuyện đa ngôn ngữ theo thời gian thực. Hiện tại ứng dụng Translate có thể dịch tiếng Anh, tiếng Quan Thoại, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ả Rập, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nga.
![]() |
Cách thực hiện: Bạn có hai tùy chọn dịch sau khi mở ứng dụng bao gồm: Nhập từ hoặc cụm từ muốn dịch hoặc nhấn vào biểu tượng micrô ở cuối màn hình để chuyển giọng nói thành văn bản. Sau khi hoàn tất, ứng dụng sẽ dịch những gì bạn nói sang ngôn ngữ đích đã chọn.
Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang hỏi ai đó một câu hỏi nhanh hoặc muốn nghe cách phát âm. Để giữ một cuộc trò chuyện đang diễn ra, hãy chuyển điện thoại sang chế độ ngang và nhấn vào cùng một biểu tượng micrô.
4. Tổ chức màn hình Home với App Library
Nếu bạn yêu thích ngăn kéo ứng dụng trên Android thì giờ đây iPhone cũng có một công cụ tương tự được gọi là App Library (Thư viện ứng dụng). App Library là một màn hình mới nằm ngay bên phải màn hình chính cuối cùng, nó sẽ tự động sắp xếp tất cả các ứng dụng trên điện thoại vào các thư mục dựa trên danh mục ứng dụng.
![]() |
Mục đích của tính năng này là giúp bạn dễ dàng tìm thấy tất cả các ứng dụng được cài đặt trên iPhone. App Library còn cho phép bạn ẩn các trang ứng dụng không sử dụng thường xuyên.
Cách thực hiện: Sử dụng App Library khi bạn muốn mở một ứng dụng không được hiển thị trên một trong các màn hình chính. Để truy cập, hãy vuốt từ phải sang trái để đi qua màn hình chính cuối cùng. Sử dụng các thư mục được sắp xếp tự động để tìm biểu tượng ứng dụng bạn muốn hoặc sử dụng thanh tìm kiếm ở đầu màn hình để tìm ứng dụng theo tên nếu bạn không chắc vị trí của nó.
Ngoài ra, ở đầu màn hình App Library còn có hai thư mục: Suggestions (Đề xuất) và Recently Added (Đã thêm gần đây). Cả hai sẽ tự động cập nhật và điều chỉnh ứng dụng nào nằm trong một trong hai thư mục dựa trên tần suất sử dụng ứng dụng và những gì bạn đã cài đặt gần đây.
5. Các widget có giao diện mới
iPhone giờ đây có thể có các widget trên màn hình chính. Thay vì các widget bị giới hạn ở chế độ Today View nằm ở phía bên trái của màn hình chính, giờ đây bạn có thể thêm các widget trực tiếp vào màn hình của mình, với nhiều kích thước như một tùy chọn.
![]() |
Thậm chí còn có một tiện ích widget Smart Stack sẽ hiển thị cho bạn thông tin từ nhiều ứng dụng khi nó cho rằng bạn cần. Ví dụ: nó có thể hiển thị cho bạn tiện ích thời tiết, theo sau là tiện ích lịch khi bạn thức dậy vào buổi sáng.
Cách thực hiện: Bạn có thể xem các widget của mình trong Today View giống như trước đây ở bên trái màn hình chính hoặc có thể kéo và thả một widget từ chế độ Today View vào màn hình chính. Ngoài ra khi chỉnh sửa bố cục ứng dụng, bạn có thể nhấn vào dấu cộng ở góc trên bên trái của màn hình, hiển thị thư viện widget và xem có thể thêm widget nào vào thiết bị của mình. Các widget có thể được ghim vào màn hình chính và thay đổi kích thước theo ý muốn.
6. Picture in Picture
iPad đã có thể phát video ở chế độ Picture in Picture (PiP) trong một vài năm nay và cuối cùng Apple cũng đã mang tính năng này lên iPhone. PiP sẽ thu nhỏ của cửa sổ video để tiếp tục phát ngay cả khi bạn đang ở trên một ứng dụng hoặc màn hình khác.
![]() |
Picture in Picture |
Cách thực hiện: Bất cứ khi nào bạn đang xem video trong một ứng dụng được hỗ trợ, chẳng hạn như Twitch và vuốt để quay lại màn hình chính, video sẽ tiếp tục phát nhưng là trong một cửa sổ nhỏ hơn. Bạn có thể kéo PiP xung quanh màn hình, điều chỉnh kích thước bằng cách chụm và phóng to và thậm chí tạm thời ẩn khỏi mép màn hình.
Khi bạn hoàn thành, chỉ cần nhấn vào dấu X để đóng video và đừng quên PiP cũng hoạt động với cuộc gọi điện video FaceTime và các ứng dụng khác.